Thông tin liên hệ
Tin tức
Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Đông đá vẫn là một phương cách phổ biến để bảo quản thực phẩm một cách tiện lợi và thực tế trong cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên, có nhiều điều cần lưu ý khi bảo quản thực phẩm đông lạnh.

Đông lạnh làm chậm lại tiến trình phân hủy thức ăn. Nếu quá trình đông đá và xả đá được thực hiện một cách đúng bài bản, thực phẩm sẽ giữ được màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng.

Các phương pháp đông lạnh

Thực phẩm có thể được đông lạnh theo hai cách: đông lạnh nhanh và đông lạnh chậm. Đông lạnh chậm là phương pháp mà chúng ta áp dụng hàng ngày ở tủ lạnh. Thời gian cần thiết để đạt được nhiệt độ thích hợp cho việc đông lạnh (-18oC) là từ 3 - 72 giờ.

Phương pháp đông lạnh nhanh thường được dùng tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Để đạt được nhiệt độ -18oC, thời gian chỉ cần từ 30 phút đến 3 giờ, phương pháp này sử dụng luồng hơi lạnh thổi qua thực phẩm. Phương pháp đông lạnh nhanh có lợi điểm là tạo ra các mẩu tinh thể nước đá nhỏ, nhờ đó thành các tế bào trong thực phẩm ít bị phá hủy hơn các tinh thể nước đá to (vốn được hình thành trong quá trình đông lạnh chậm). Tinh thể nuớc đá lớn sẽ làm cho thực phẩm dễ bị mềm nhũn sau khi xả đá hoặc đun nấu.

An toàn thực phẩm

Khi vi khuẩn và những sinh vật gây hại được đông lạnh, chúng có khuynh hướng ngừng sinh sản, một số bị tiêu diệt một cách nhanh chóng ở nhiệt độ cần thiết cho sự đông lạnh. Tuy nhiên không phải nhiệt độ càng thấp thì vi khuẩn dễ bị chết. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vi sinh vật dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ từ -2 đến -4oC hơn là nhiệt độ xuống -18oC.

Tuy nhiên, cũng đừng nên quá tin tưởng rằng đông lạnh là một phương cách tiệt khuẩn vì một số vi khuẩn vẫn sống... nhăn răng. Những độc chất gây ngộ độc thực phẩm vẫn tồn tại trong thực phẩm dù ở nhiệt độ đông lạnh.

Những điều cần lưu ý

Thực phẩm có khuynh hướng gia tăng mùi vị khi đông lạnh, vì vậy nên hạn chế việc tẩm gia vị; tiêu hành tỏi cũng tăng nồng độ và trở nên có vị đắng khi được đông lạnh.

Những thức ăn dễ bị hư hỏng như: thịt cá, gà vịt, các sản phẩm bơ sữa cần phải được xả đá ở trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Những thực phẩm được nấu sẵn và ít độ ẩm như bánh mì có thể xả đá ở ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ phòng.

Nếu không có nhiều thời gian để xả đá, có thể chọn giải pháp nhanh bằng cách cho vào lò vi ba với thời lượng là 10 - 12 phút cho 1kg thịt. Cần nhớ là luôn tháo túi nhựa ra vì chúng có thể ngấm độc chất vào thực phẩm. Một cách xả đá nhanh khác là bỏ thực phẩm trong túi nhựa kín và nhúng ngập vào nước, cứ mỗi 30 phút thay nước một lần cho đến khi thực phẩm hoàn toàn được xả đá.

Nếu thực phẩm được xả đá trong tủ lạnh, nếu gì lý do nào đó không nấu nướng kịp, có thể để trở lại vào ngăn đá để đông lạnh. Riêng nếu những loại thực phẩm được xả đá bên ngoài tủ lạnh, trong lò vi ba hoặc ngâm vào nước thì cần phải nấu trước khi cho đông đá trở lại. Thực phẩm một khi được xả đá rồi đem đông đá trở lại sẽ bị biến chất, giảm hương vị, giảm giá trị dinh dưỡng.

Trong quá trình đông lạnh, nếu thực phẩm không được bao bọc cẩn thận dễ bị tình trạng phỏng lạnh làm thay đổi màu sắc của thực phẩm. Nguyên nhân là do chúng bị mất độ ẩm trên bề mặt. Phỏng lạnh thường không gây hại nhưng làm thực phẩm kém chất lượng và trở nên cứng hơn.

Đông lạnh để bảo quản thức ăn chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định nhằm bảo đảm chất lượng tối đa, quá thời hạn này, thực phẩm kể như “quá date”. Thông thường thời hạn dễ bảo quản trái cây, rau cải, thịt bò là 8 - 12 tháng, gà vịt 6 - 12 tháng, cá từ 3 - 6 tháng.

Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu... 


Cách bảo quản thức ăn ướp lạnh
 

Quá trình làm lạnh không thể phá hủy những chất dinh dưỡng của thực phẩm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của thực phẩm – đặc biệt nếu thực phẩm có chứa hàm lượng nước cao.

- Nếu bạn dự định ướp lạnh một số thực phẩm thì tốt nhất nên làm khi chúng trong tình trạng tươi nhất – không nên để thịt sống trong tủ lạnh 2 ngày trước khi ướp lạnh vì điều đó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của thực phẩm khi chúng được đông lạnh.

- Thịt và hoa quả không cần phải sơ chế khi ướp lạnh; nhưng rau sẽ tươi ngon nhất khi giữ lạnh nếu bạn trần qua và nhúng qua nước đá trước khi ướp lạnh.

- Bảo quản những thực phẩm đông lạnh từ máy đông lạnh bằng cách đóng gói chúng cẩn thận. Sử dụng túi đông lạnh sẽ tránh không khí không tiếp xúc với thực phẩm và giữ cho thực phẩm trong điều kiện tốt nhất trong thời gian dài.

- Thời gian khuyến cáo cho việc ướp lạnh thực phẩm dựa vào sự duy trì chất lượng của thực phẩm những như những yêu cầu về độ an toàn được đưa ra.

 

Bảo quản thực phẩm đông lạnh khi mất điện

Không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết.

Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, khiến nhiều người chỉ đi chợ 1 tuần, 1 lần, thức ăn chất chứa, bảo quản trong ngăn mát và ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên, không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trước hết chúng ta phải chọn hộp đựng thức ăn. Thông thường mọi người hay sử dụng đồ nhựa vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhưng hộp nhựa chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn dùng đồ nhựa thì chọn sản phẩm không chứa BPA thường ghi là "BPA-free" hay "0% BPA hoặc nên dùng hộp đựng bằng kính thủy tinh có ưu điểm dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường.

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn, Bếp Eva, Bảo quản thực phẩm, bảo quản thực phẩm bằng tủ lanh, thuc pham, bao quan, thuc pham ngon, cach bao quan thuc pham, meo hay nha bep, bao phu nu

Trước khi bảo quản cần rửa sạch, thay túi, giấy gói khác. Không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín. Những thực phẩm có nước như cá thịt, nên bọc kín để ngăn dưới cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn. Điều lưu ý mà mọi người hay mắc phải là không để hoa quả cùng với rau, bởi lẽ một số trái có đặc tính thải ra khí gas Ethylen làm cho rau củ mau hư hơn. Tùy loại thực phẩm mà có thời gian bảo quản khác nhau.

Đối với thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0 - 4°C, giò chả nếu nguyên cái phải bảo quản ở 0 - 7°C,  thì dùng được từ 7 - 10 ngày. trứng sống còn nguyên vỏ có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần. Với rau, có thể bảo quản được khoảng 10 ngày nếu bạn bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp, túi buộc kín để ở ngăn mát tủ lạnh.

PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc TT Kỹ thuật ATVSTP chia sẻ, nhiều người có thói quen mua cua xay để tủ lạnh ăn dần cả tuần. Cua là chất đạm, nên để tủ lạnh giá trị dinh dưỡng không thay đổi, nhưng nếu để ngăn mát nhiệt độ khoảng 4 - 60C thì để được 1 - 2 ngày, còn nếu để ngăn đá thì có thể để được khoảng 1 tuần. So sánh thời gian bảo quản giữa con cua và con rạm, thì con rạm để được lâu hơn, bởi nó sống ở nước mặn, bản thân đã có chút muối sát trùng, chống vi khuẩn.

ThS.BS Phan Hướng Dương, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nội Tiết TƯ cho biết, đối với thực phẩm chín, nếu ăn không hết có thể đóng gói, cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh đến 4 ngày. Tuy nhiên, bạn cần để xa với thực phẩm sống và trước khi ăn cần hâm nóng lại. Khi để thực phẩm trong tủ đá bạn cần phải gói kín chúng, không để chúng tiếp xúc với không khí vì nếu không, thực phẩm có thể bị hư vì mất nước và oxy hóa do tiếp xúc với không khí.

 
1. Luôn đóng kín tủ lạnh

Khi tủ lạnh được đóng kín, thực phẩm sẽ vẫn trong tình trạng đông lạnh ít nhất một ngày, thậm chí có thể 2-3 ngày, tùy thuộc vào khả năng cách nhiệt.

Thực phẩm được bảo quản trong các loại tủ lạnh gia đình cách nhiệt tốt có dung tích khoảng 110 lít sẽ không bị hỏng trong 3 ngày. Đối với tu lanh có dung tích lớn hơn như vậy từ 3-9 lần, thời gian này có thể kéo dài đến 5 ngày, thậm chí có thể là 7-8 ngày nếu thực phẩm đang trong tình trạng cực lạnh.

Chỉ mở tủ lạnh khi cần lấy thức ăn, chuyển thực phẩm sang thùng ướp lạnh hay lấy đá. Khi cửa tủ khép kín, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh ít khi bị mở có thể duy trì nhiệt độ ở mức 4-5oC trong 3 ngày, kể cả trong mùa hè.

Tốc độ rã đông phụ thuộc vào: 

  • Lượng thực phẩm trong tủ lạnh: Tủ lạnh chứa đầy thức ăn sẽ giữ được độ lạnh lâu hơn tủ lạnh chỉ đầy khoảng một nửa tủ.

  • Nhiệt độ của thực phẩm: Thực phẩm càng lạnh thì rã đông càng chậm hơn. Không cho đồ ăn vẫn còn nóng hoặc ấm vào tủ vì nó sẽ làm cho nhiệt độ trong tủ tăng lên.

  • Khả năng cách nhiệt: Tủ lạnh càng cách nhiệt tốt càng giữ cho thực phẩm lạnh lâu hơn.

  • Dung tích càng lớn, thực phẩm sẽ càng lạnh lâu hơn. 

2. Thận trọng khi thực phẩm đã rã đông

Đối với các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ hay thực phẩm chế biến sẵn, làm tan lạnh hay rã đông một phần hoặc tái đông có thể làm tổn hại đến chất lượng. Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu...) thường ít bị ảnh hưởng hơn so với nhiều các loại thực phẩm khác và vẫn tương đối an toàn khi ăn.

Bạn có thể tái đông thực phẩm một cách an toàn nếu chúng vẫn còn chứa các tinh thể đá hoặc nếu chúng đã được bảo quản tại nhiệt độ 4-5oC hay thấp hơn trong không quá 2 ngày. Vậy, đối với thực phẩm hoàn toàn đã tan lạnh hay rã đông thì sao?

  • Hoa quả: Nếu hoa quả vẫn có mùi vị tươi ngon thì bạn vẫn có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh . 

  • Thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh: Tuyệt đối không nên tái đông. Nên chế biến và ăn ngay khi chúng vẫn còn lạnh. Nếu món nào không còn lạnh hay có mùi vị bất thường thì nên bỏ ngay.

  • Rau: Không nên tái làm lạnh rau đã hết độ lạnh. Các vi khuẩn trong rau phát triển rất nhanh và rau có thể bắt đầu hư trước khi có mùi lạ. Rau hư có thể rất độc.

  • Chỉ tái làm lạnh rau nếu tinh thể đá vẫn còn bám quanh và trong bao bì nhưng nếu bạn có chút băn khoăn thì tốt nhất nên bỏ chúng đi.

  • Thịt heo, bò, gia cầm: Thịt sẽ trở nên không an toàn khi chúng bắt đầu bị ôi thiu. Hãy kiểm tra kỹ bao bì của thịt hay thịt gia cầm đã rã đông.Nếu có mùi bất thường hoặc nếu nhiệt độ tủ lạnh vượt quá 4-5oC trong 2 giờ hoặc hơn thì không nên sử dụng nữa vì có thể sẽ rất nguy hiểm. Nên chế biến ngay khi vừa được rã đông hay chưa có dấu hiệu hỏng.

  • Cá, tôm, cua, sò, hến: Loại thực phẩm này rất dễ bị hư. Tuyệt đối không tái đông trừ khi vẫn còn các tinh thể đá bám quanh và trong bao bì. Hải sản có thể đã hư kể cả khi chúng không có mùi vị gì bất thường.

  • Kem: Nên bỏ đi ngay hoặc dùng luôn chỗ kem đã chảy trước khi có mùi vị bất thường.

Nếu bạn biết sắp bị mất điện, bạn có thể chủ động đặt bộ điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh đến mức nhiệt độ thấp nhất. Hãy đọc những lời khuyên trên để có thể giữ cho thực phẩm được bảo quản lạnh và an toàn khi dùng. 

Khi mua thực phẩm đông lạnh bạn cần lưu ý đầu tiên là phải chọn những sản phẩm có hướng dẫn sử dụng.

Đối với các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến đựng trong các loại bao bì nhựa (PE hoặc PA), có 2 cách lưu trữ:

- Thực phẩm trữ mát: thịt nguội, giò, chả,... trữ đông từ 0-5 độ C.

- Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thuỷ hải sản,... trữ đông từ - 25 đến - 18 độ C.

Thực phẩm đã cấp đông khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại.

Đối với thức ăn còn lại, không nên để bên ngoài quá lâu nếu muốn trữ đông trong tủ lạnh (cho phép trong một vài giờ). Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.

 

Bảo quản và sử dụng thực phẩm đông lạn

Trong dịp Tết, nhiều gia đình có thói quen mua nhiều loại thực phẩm về trữ để dùng trong 3 ngày Tết. Bài viết này hướng dẫn người tiêu dùng cách lựa chọn một số loại thực phẩm chủ yếu là thực phẩm trong siêu thị, thực phẩm “để dành”, cách bảo quản an toàn phòng tránh vấn đề ngộ độc thức ăn đáng tiếc có thể xảy ra.

BẢO QUẢN THỨC ĂN TRONG TỦ LẠNH:

Một số thực phẩm đông lạnh sau khi mua nên bọc gói ít nhất là thêm vài lớp giấy để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ của thức ăn trên đường về tới nhà. Nên lập “kế hoạch” mua sắm những đồ khô trước, những loại thực phẩm tươi cần bảo quản trong môi trường lạnh thì mua sau cùng, và nên đem về ngay, càng sớm càng tốt, và nên để ngay chúng vào tủ lạnh khi về đến nhà.

Tủ lạnh có thể làm tăng khả năng chịu đựng của thực phẩm, làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, cũng như làm chậm các biến đổi hoá học xảy ra bên trong thực phẩm.

Các loại thịt băm, phủ tạng, thịt gia cầm, đồ biển còn tươi sống là những loại có nguy cơ cao bị hỏng nhanh hàng loạt và có thể gây ngộ độc thức ăn, do đó cần chú trọng đặc biệt. Một số loại vi khuẩn nằm trong các loại thực phẩm này có thể sống và phát triển được ngay trong cả môi trường tủ lạnh. Do đó các thức ăn này nên giữ ở 0oC, và chỉ tối đa là 3 ngày. Các loại thức ăn thịt, đồ biển này cần phải đun nấu kỹ ở nhiệt độ tối thiểu là 75oC.

HƯỚNG DẪN NẤU THỨC ĂN ĐÔNG LẠNH:

Một số thực phẩm đông lạnh, đặc biệt rau củ cần phải nấu ngay sau khi đem ra khỏi ngăn lạnh. Rau đông lạnh thường đã được trụng tái trước khi cho đông lạnh, nên cần đun nấu ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh, vì chúng dễ thâm khi tiếp xúc với ánh sáng.

Đối với các miếng thịt đông lạnh khổ lớn, cần phải làm tan đá trước khi nấu. Để làm tan đá hoặc sử dụng chế độ xả đá trong lò vi sóng, hoặc để nguyên bọc đặt dưới vòi nước lạnh chảy liên tục. Tuy nhiên trong trường hợp cần phải nấu ngay trước khi làm tan đá thì phải đun kỹ hơn. Đối với các loại thịt đã cắt nhỏ trước khi đông lạnh thì có thể nướng hoặc chiên rán trực tiếp trong tình trạng còn đang đông.

Nói chung, các loại thực phẩm đông lạnh, một khi đã lấy ra khỏi ngăn lạnh là không nên để đông lạnh trở lại nữa. Vẫn có thể lưu giữ những thực phẩm đông lạnh đã lấy ra này trong ngăn lạnh của tủ lạnh khoảng 48 giờ sau, với điều kiện là thức ăn này được “xả đá” trong tủ lạnh, tức là chuyển từ ngăn đá xuống ngăn lạnh hoặc tủ lạnh chứ không để ra ngoài, rồi sau đó mới để vào tủ lạnh trở lại. Tốt hơn hết là nên tránh “xả đá” thực phẩm đông lạnh bên ngoài tủ lạnh và nêu đã xả đá kiểu này là phải nấu ngay, không nên cất lại vào tủ mát nữa, nếu không nấu hết thì tốt nhất là vứt bỏ phần thừa để tránh bị nhiễm khuẩn.

THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

Hầu hết thực phẩm đóng hộp là thực phẩm đã được tiệt trùng trong quá trình chế biến, nghĩa là các loại vi khuẩn gây bệnh có thể hiện diện trong thức ăn đều đã được tiêu diệt, cho nên các loại hộp thức ăn này chỉ cần để trong điều kiện thường, chỗ mát. Nhưng cần phải chú ý nếu hộp bị phồng hay rò rỉ là phải vứt bỏ ngay. Bất kỳ những loại đồ hộp nào có ghi nhãn “bảo quản dưới 4oC” thì phải cất trong tủ lạnh. Những loại thức ăn này thường không được tiệt trùng hoàn toàn, do lý do để giữ chất lượng thức ăn, không cho phép tiệt trùng ở nhiệt độ cao kéo dài. Nên một điều lưu tâm là cần phải đọc kỹ các nhãn hộp thực phẩm trước khi cất đi.

Khi hộp đã mở, thì việc bảo quản giống như mọi thức ăn tươi. Một số loại có thể giữ trong hộp chứa, một số loại không nên chứa trong hộp thiếc đựng thức ăn, vì lượng acid hoặc muối như nước trái cây hoặc sản phẩm làm từ cà chua có thể làm hỏng hộp và làm thức ăn hỏng theo. Do vậy, thực hành đúng là sau khi mở hộp nên chuyển thức ăn sang đồ đựng bằng sứ hay nhựa plastic. Những thức ăn hộp còn thừa mà đã đổi màu, có mùi rồi là nên bỏ đi, không nên nếm thử nữa.

Thịt cá đông lạnh bảo quản được bao lâu?

Nhiều người khuyên không nên để thịt, cá đông lạnh lâu quá mới ăn vì dễ nhiễm khuẩn. Vậy nên để thịt, cá đông lạnh tối đa trong bao lâu? Thịt sống xử lý thế nào mới có thể giữ được lâu?


Không nên mua quá nhiều thịt cá sống để cấp đông. Vì thịt khi giết mổ chỉ ăn ngon nhất trong hai giờ sau khi giết mổ. Nếu để cấp đông từ âm 18 độ đến âm 30 độ thì để được một năm, cấp đông sâu ở âm 36 độ thì để được 18 tháng.

Một thực tế khiến thực phẩm đông lạnh trở thành nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, đó là người dùng không biết và hiểu rõ cách bảo quản thực phẩm đông lạnh.

Tuy nhiên, không nên để lâu vì trong thịt có một số enzyme tự phân huỷ và chuyển hoá.

Có một số vi khuẩn nhiễm vào thịt trong quá trình giết mổ. Ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn này không hoạt động nhưng vẫn sống, chờ điều kiện thuận lợi sẽ chuyển hoá. Ngoài ra, quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 các chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng các chất sau mỗi lần cấp đông – rã đông đều giảm 20%.

Quy tắc cấp đông thịt: phải mổ treo, rửa nước sạch, đem thịt cho vào phòng lạnh vừa trong hai giờ, sau đó mới chuyển sang cấp đông. Thịt trước khi cấp đông phải ráo nước.

Với các gia đình, cũng nên để thịt ráo nước trước khi cấp đông. Thịt mất chất nhiều trong thời kỳ rã đông. Hiện hệ thống cung cấp phân phối thịt rất rộng rãi, bạn chỉ nên mua vừa đủ dùng cho một đến hai ngày thôi.


Cách hay để chọn đồ đông lạnh chuẩn

Thực phẩm đông lạnh đang được nhiều chị em lựa chọn như một cứu cánh, để vừa hoàn thành công việc xã hội vừa đảm bảo vai trò người nội tướng đảm đang.

Thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế đông lạnh Việt Nam vài năm gần đây có tốc độ tăng trưởng 20-40% mỗi năm.

cadong-jpg-1360408163_500x0.jpg

Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết rõ về chất lượng của loại thực phẩm này cũng như cách sử dụng sao cho an toàn. Đó là chưa kể hiện tượng dùng hàng quá hạn phù phép thành hàng mới qua mặt người tiêu dùng. Gần đây là vụ phát hiện 350 tấn thực phẩm đông lạnh nhập khẩu của công ty Vinafood đã hết hạn sử dụng nhưng được công ty này tái hạn sử dụng thêm.

Một nhà cung cấp khác, Công ty Thực phẩm Vàng cũng bị phát hiện khi đang lưu giữ trên 7,9 tấn thịt động vật đông lạnh, phần lớn là đùi gà tại kho chứa hàng ở đường An Bình, thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Khi nhập hàng vào kho, đa số thịt đùi gà còn hạn sử dụng từ 5 tháng trở lên. Công ty đã tổ chức cho công nhân sơ chế, xắt miếng rồi đóng gói rút chân không, in nhãn mác và tự đóng dấu ngày sản xuất cùng hạn sử dụng là 6 tháng.

Trắng trợn nhất là vụ cướp 2,2 tấn thịt thối đông lạnh từ hố tiêu hủy ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào giữa năm 2012. Khi cơ quan chức năng từ hố tiêu hủy ra về thì một nhóm người đã bốc số thịt trên cho vào một xưởng chế biến lòng lợn ở Bình Dương. 

Đó là chưa kể nếu nguồn thịt, cá thừa không bán hết được cho đông lạnh lại để đánh lừa khách hàng. Theo bà Đào Tố Uyên, Trưởng khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện dinh dưỡng quốc gia, sản phẩm đông lạnh đảm bảo chất lượng phải được đảm bảo tiêu chuẩn từ tất cả các khâu như giết mổ, chế biến và vận chuyển trước khi vào đông lạnh để bảo quản. Nếu một khâu bị làm sai, nhiễm khuẩn thì thịt đông lạnh đã có vấn đề.

Một thực tế nữa cũng khiến thực phẩm đông lạnh trở thành nguy cơ gây ngộ độc, đó là người dùng không biết và hiểu rõ cách bảo quản thực phẩm đông lạnh.

Người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý thực phẩm nhập cảng từ các nước tiên tiến là an toàn. Nhưng cũng đã có nhiều doanh nghiệp của các nước tiên tiến lợi dụng hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm lỏng lẻo của các nước đang phát triển để xuất khẩu, bán tháo sản phẩm không được tiêu thụ trong nước.

Người tiêu dùng khi mua thực phẩm đông lạnh nên chọn những cơ sở có uy tín, có địa chỉ rõ ràng, sản phẩm đóng gói có thời gian sử dụng và cơ sở sản xuất.

Khi rã đông để dùng, các loại thịt và thịt gia cầm nên để trong ngăn mát tủ lạnh, nếu thịt được gói trong các gói kín thì nên để thịt trong tủ đến khi tan hết hoàn toàn.

Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy vì vi khuẩn dễ xâm nhập gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Ngoài ra, nên quan sát trạng thái sản phẩm, sản phẩm đông lạnh đã xuất hiện đá cục hoặc lẫn các tinh thể băng thì không nên chọn mua.

Nên kiểm tra thời hạn và nhiệt độ bảo quản, bởi thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản được ba tháng ở nhiệt độ âm 18 độ C, nhưng mùi vị và hương vị vẫn từ từ biến chất, các chất béo cũng oxy hóa dần dần, vì các vitamin cũng bị phân giải.

Do đó, hạn sử dụng trên bao bì ba tháng không có nghĩa là thực phẩm chắc chắn được đảm bảo chất lượng trong vòng ba tháng. Bởi vậy khi chọn mua thực phẩm đông lạnh, người tiêu dùng cần xem rõ ngày sản xuất và thời gian bảo quản, nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất.



Lợi ích của thực phẩm đông lạnh

 

Một số lợi ích của thực phẩm đông lạnh khiến bạn rất ngạc nhiên. Trong khi đó thì việc tiêu thụ thực phẩm tươi sống còn nhiều vấn đề khiến người tiêu dùng lo lắng.

Dưới đây là 9 lợi ích của thực phẩm đông lạnh mà bạn nên biết:

1. Không chất bảo quản

Khác với thực phẩm chế biến sẵn xuất hiện ngày càng nhiều trong chế độ dinh dưỡng, thực phẩm đông lạnh không cần sử dụng chất bảo quản. Bảo quản đông lạnh thực phẩm là một quy trình hoàn toàn tự nhiên bằng cách giảm nhiệt độ và đóng gói.

2. Tươi ngon và bổ dưỡng

Các loại rau củ không sơ chế được dùng trong thời gian ngắn khiến bạn khó nhận biết thời gian bảo quản trái cây hoặc rau củ kể từ khi thu hoạch. Một trong những lợi ích của thực phẩm đông lạnh là quy trình đông lạnh ngắn, đơn giản và nhanh chóng. Các loại rau củ thường được đông lạnh trong vài giờ sau khi thu hoạch để giảm thiểu hao hụt vitamin và khoáng chất, duy trì lượng dinh dưỡng của thực phẩm đông lạnh.

3. Sử dụng quanh năm

Khẩu vị của bạn luôn bị cám dỗ bởi nhiều loại thực phẩm bạn ăn hoặc thực phẩm được trồng theo mùa bất cứ khi nào bạn muốn. Thực phẩm theo mùa được làm lạnh có hương vị ngon hơn so với thực phẩm trái vụ vì rau củ và trái cây được để chín tự nhiên rồi mới đông lạnh. Ngoài ra, thực phẩm đông lạnh cũng có giá cả phải chăng so với thực phẩm theo mùa.

4. An toàn thực phẩm

Quy trình đông lạnh làm giảm số lượng vi khuẩn có hại có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm đông lạnh thực sự an toàn với điều kiện bảo quản đúng cách và tuân thủ hướng dẫn rã đông và chế biến trước khi nấu.

5. Tránh lãng phí

Thực phẩm đông lạnh dễ bảo quản và dễ sử dụng, giúp bạn tiết kiệm chi phí. Ví dụ, khi chọn mua khoảng 450 gam súp lơ đông lạnh, bạn dùng được toàn bộ lượng súp lơ để chế biến. Ngược lại, nếu mua 450 gam súp lơ tươi, sau đó bỏ lá và sắt nhỏ để chế biến, bạn chỉ dùng được khoảng 230-370 gam súp lơ thành phẩm.

6. Thuận tiện và linh hoạt

Thực phẩm đông lạnh là một cách nhanh chóng và thuận tiện để có được một bữa ăn giàu dinh dưỡng cho chính bạn hoặc cho cả đại gia đình. Lập kế hoạch bữa ăn sẽ linh hoạt hơn nhiều vì thực phẩm đông lạnh thường rẻ hơn thực phẩm tươi sống và có thể bảo quản lâu hơn.

7. Đảm bảo cung cấp ổn định

Nguồn dự trữ cá trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc đánh bắt thái quá, mặc dù nhiều công ty cá đông lạnh đã quan tâm đến môi trường và phần lớn dùng nguồn nuôi cá ổn định là nguồn sản phẩm chính của họ.

8. Giảm “dấu chân carbon”

Bạn khó nhận thấy vai trò bảo vệ môi trường của thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, chọn mua thực phẩm đông lạnh đồng nghĩa với việc bạn ít phải đi mua tại cửa hàng và điều này giúp giảm “dấu chân carbon” (lượng khí CO2 được sản sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động của con người).

9. Quản lý vụ mùa tốt hơn

Trước khi thực phẩm đông lạnh dần đi vào cuộc sống, các vụ mùa rau củ và trái cây tươi bội thu dễ gây lãng phí, phải bỏ đi hoặc chôn xuống đất. Quy trình đông lạnh sẽ giúp người nông dân có thể bán được toàn bộ thành phẩm sau thu hoạch.

                                                                                                          Risafood.com (sưu tầm)